Lịch sử hiện đại Lịch_sử_Iraq

Thời cai trị của Ottoman trên toàn bộ lãnh thổ Iraq kéo dài tới tận Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Ottoman đứng về phía ĐứcLiên minh trung tâm. Các lực lượng Anh xâm chiếm nước này và thua một trận lớn trước quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Phong toả Kut (1915–16). Các lực lượng Anh được tái lập lại và Chiếm Baghdad năm 1917. Một thỏa hiệp đình chiến được ký năm 1918.

Iraq được người Pháp và Anh tách ra khỏi Đế chế Ottoman theo Hiệp ước Sykes-Picot. Ngày 11 tháng 11 1920 nó trở thành một quốc gia thuộc Liên đoàn các quốc gia ủy trị dưới quyền kiểm soát của Anh với cái tên "Quốc gia Iraq".

Chính phủ Anh sắp đặt khung chính trị và thể chế cho chính phủ Iraq. Anh Quốc áp đặt một chế độ quân chủ Hāshimite lên Iraq và xác định các biên giới lãnh thổ của Iraq mà không cần biết đến nguyện vọng của các dân tộc và các nhóm tôn giáo khác nhau trong nước, đặc biệt là người Kurd ở phía bắc. Anh Quốc phải đàn áp một cuộc nổi dậy lớn chống lại các chính sách của họ giữa nổ ra năm 1920 và 1922. Trong thời của cuộc nổi dậy này, người Anh đã dùng khí độc và các cuộc tấn công không quân vào các làng Iraq [1].

Trong giai đoạn ủy trị và tiếp sau đó, người Anh ủng hộ quyền lãnh đạo truyền thống của người Sunni (như bộ lạc shaykhs) chứ không phải cho phong trào quốc gia đang phát triển ở thành thị. Đạo luật giải quyết đất đai trao cho bộ lạc shaykhs quyền đăng ký các vùng đất chung của bộ lạc dưới tên riêng của họ. Quy định giải quyết tranh chấp bộ lạc trao cho họ những quyền pháp lý, trong khi Luật về quyền của nông dân và Đạo luật trách nhiệm năm 1933 hạn chế rất nhiều quyền của người nông dân, cấm họ được rời bỏ đất đai trừ khi đã thanh toán sòng phẳng toàn bộ nợ nần với chủ đất. Năm 1941, người Anh lại viện đến sức mạnh quân sự khi những quyền lợi của họ bị đe dọa sau Cuộc đảo chính của Rashīd `Alī al-Gaylānī. Cuộc đảo chính này dẫn tới một Cuộc xâm chiếm Iraq của người Anh sử dụng các lực lượng Quân đội Anh Ấn và quân Lê dương Ả Rập từ Jordan.

Iraq quân chủ

Emir Faisal, nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại vị vua Hồi giáo Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, và là thành viên dòng dõi Sunni Hashimite từ Mecca, đã trở thành vị vua đầu tiên của quốc gia mới. Ông chiếm được ngôi một phần nhờ ảnh hưởng của T.E. Lawrence. Mặc dù chế độ quân chủ được hợp pháp hóa và được tuyên bố làm Vua bởi một cuộc trưng cầu dân ý năm 1921, nền độc lập thực sự chỉ bắt đầu khi chế độ ủy trị của người Anh chính thức kết thúc 1932.

Năm 1927, những giếng dầu vĩ đại được phát hiện gần Kirkuk mang lại sự cải thiện kinh tế. Những quyền khai thác được trao cho Công ty dầu mỏ Iraq, mặc dù có tên như vậy, nó là một công ty dầu của Anh.

Vua Faisal I được con trai là Ghazi nối ngôi vào tháng 12 năm 1933. Giai đoạn cai trị của Ghazi kéo dài năm năm rưỡi. Ông tuyên bố chủ quyền của Iraq đối với Kuwait. Vốn là một người ưa tốc độ, nhà vua đã lái xe lao vào một cái cột đèn và chết ngày 3 tháng 4 năm 1939. Con trai ông Faisal tiếp tục kế vị ngai vàng.

Vua Faisal II (1935 – 1958) là con trai duy nhất của Vua Ghazi I và Nữ hoàng `Aliyah. Vị vua mới mới chỉ bốn tuổi khi vua cha qua đời. Chú ông là 'Abd al-Ilah trở thành người nhiếp chính (tháng 4 năm 1939 – tháng 5 năm 1953).

Năm 1945, Iraq gia nhập Liên hiệp quốc và trở thành thành viên sáng lập của Liên đoàn Ả Rập. Cùng lúc đó, lãnh đạo người Kurd là Mustafā Barzānī tổ chức một cuộc nổi loạn chống lại chính phủ trung ương ở Baghdad. Sau khi cuộc nổi loạn thất bại, Barzānī và những người trung thành chạy trốn tới Liên bang xô viết.

Năm 1948, và năm nước Ả Rập khác tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại nhà nước mới thành lập là Israel. Cuộc chiến tranh kéo dài đến tận tháng 5 năm 1949 khi một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, nhưng Iraq không tham gia vào đó. Chi phí cho cuộc chiến gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế Iraq. Chính phủ phải chi 40% ngân sách cho quân đội và cho những người tị nạn Palestin. Những khoản thu từ dầu khí của chính phủ bị giảm một nửa khi đường ống dẫn dầu tới Haifa bị cắt. Cuộc chiến và việc treo cổ nhiều thương gia Do Thái dẫn tới sự ra đi của hầu hết cộng đồng người Do Thái tại Iraq. Người Do Thái đã sống ở Lưỡng Hà trong ít nhất 2.500 năm.

Iraq ký Hiệp ước Baghdad năm 1956. Hiệp ước này liên minh Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Hoa KỳAnh Quốc. trụ sở hiệp ước đặt tại Baghdad. Khối hiệp ước gây ra một sự thách thức trực tiếp tới tổng thống Ai Cập Gamal Abdal Nasser. Để trả đũa, Nasser tung ra một chiến dịch tuyên truyền phản bác tính hợp pháp của chế độ quân chủ tại Iraq.

Tháng 2, 1958, Vua Hussein của Jordan và `Abd al-Ilāh đề xuất một liên hiệp các chế độ quân chủ Hāshimite để chống lại liên hiện mới được thành lập giữa Ai Cập và Syri. Thủ tướng Nuri as-Said muốn rằng Kuwait phải là một phần của liên hiệp Ả Rập-Hāshimite đó. Shaykh `Abd-Allāh as-Salīm, người cai trị Kuwait được mời tới Baghdad để đàm phán về tương lai Kuwait. Chính sách này khiến chính phủ Iraq rơi vào cuộc xung đột trực tiếp với Anh, vốn không muốn trao lại độc lập cho Kuwait. Lúc ấy, chế độ quân chủ Iraq hoàn toàn bị cô lập. Nuri as-Said chỉ có thể giải quyết sự bất mãn ngày càng dâng cao bằng cách đàn áp chính trị.

Xem thêm Danh sách các vị vua Iraq.

Cộng hoà

Được Nasser xúi giục, các sĩ quan thuộc Đội quân số mười chín được gọi là "Các sĩ quan tự do", dưới sự lãnh đạo của thiếu tướng Abdul-Karim Qassem (được gọi là "az-Zaīm", 'nhà lãnh đạo') và Đại tá Abdul Salam Arif lật đổ chế độ quân chủ Hashimite ngày 14 tháng 7 năm 1958. Vua Faisal II và `Abd al-Ilāh bị hành quyết trong vườn Cung điện ar-Rihāb. Xác họ (và xác nhiều người khác là thành viên gia đình hoàng gia) được đem ra trưng bày trước công chúng. Nuri as-Said chỉ trốn được một ngày, sau khi cố gắng cải trang thành một phụ nữ che mặt để tẩu thoát không thành, ông bị bắt và bị xử bắn.

Chính phủ mới tuyên bố Iraq là một nước cộng hoà và từ chối sáng kiến thành lập liên hiệp với Jordan. Các hoạt động của Iraq với tư cách là một thành viên thuộc Hiệp ước Baghdād bị ngừng lại.

Khi Qāsim tự cô lập mình khỏi `Abd an-Nāsir, ông phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng từ phía các sĩ quan ủng hộ Ai Cập trong quân đội Iraq. `Arif, người muốn có những quan hệ gần gũi hơn với Ai Cập, đã bị tước bỏ chức vụ sau một phiên tòa và bị tống vào tù.

Khi đơn vị đồn trú ở Mosul nổi dậy chống lại các chính sách của Qāsim, ông đã cho phép lãnh đạo người Kurd là Barzānī về nước để giúp tiêu diệt những kẻ nổi loạn ủng hộ Nāsir.

Năm 1961, Kuwait giành lại độc lập từ tay người Anh và Iraq tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kuwait. Anh Quốc phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố đó của Iraq và gửi quân đội tới Kuwait nhằm ngăn chặn Iraq. Qāsim buộc phải rút lui và vào tháng 12, 1963, Iraq công nhận chủ quyền của Kuwait.

Một giai đoạn khá bất ổn diễn ra sau đó. Qāsim bị ám sát tháng 2, 1963, khi Đảng Ba'ath chiếm quyền lực dưới sự lãnh đạo của Tướng Ahmed Hasan al-Bakr (thủ tướng) và Đại tá Abdul Salam Arif (tổng thống). Chín tháng sau `Abd as-Salam Muhammad `Arif lãnh đạo một cuộc đảo chính thành công chống lại chính phủ của đảng Ba`th government. Ngày 13 tháng 4 năm 1966, Tổng thống Abdul Salam Arif chết trong một vụ rơi máy bay trực thăng và được em trai là Tướng Abdul Rahman Arif kế nhiệm. Sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, Đảng Ba'ath đã cảm thấy đủ sức mạnh để tái chiếm quyền (17 tháng 7 năm 1968). Ahmad Hasan al-Bakr trở thành tổng thống và chủ tịch Hội đồng chỉ huy cách mạng (RCC).

Barzānī và người Kurds vốn đã bắt đầu nổi dậy từ năm 1961 và tới năm 1969 vẫn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tổng thư ký đảng Ba`th Saddam Hussein được trao trách nhiệm tìm ra một giải pháp. Rõ ràng rằng không thể đánh bại được người Kurd bằng các phương tiện quân sự và vào năm 1970 một thỏa thuận chính trị được phe nổi dậy và chính phủ Iraq ký kết.

Kinh tế Iraq phục hồi nhanh chóng sau cuộc cách mạng năm 1968. Anh em nhà Arif đã chi tiêu tới gần 90% ngân sách quốc gia cho quân đội nhưng chính phủ Ba'ath đặt ưu tiên cho nông nghiệp và công nghiệp. Độc quyền khai thác của Công ty dầu khí Iraq của Anh bị phá vỡ khi một hợp đồng mới được ký kết với ERAP, một công ty dầu khí Pháp. Sau này IPC được quốc hữu hoá. Nhờ các chính sách đó, Iraq trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng.

Trong thập kỷ 1970, những tranh chấp biên giới với Iran và Kuwait gây ra nhiều vấn đề. Việc Kuwait từ chối cho phép Iraq xây dựng một cảng tại vùng châu thổ Shatt al-Arab càng làm Iraq tin rằng những quyền lực bảo thủ trong vùng đang tìm cách nắm quyền kiểm soát Vịnh Péc xích. Việc Iran chiếm nhiều hòn đảo tại Eo biển Hormuz không làm thay đổi những lo ngại của Iraq. Những tranh chấp lãnh thổ giữa Iraq và Iran được giải quyết tạm thời với việc ký kết Hiệp định Algiers ngày 6 tháng 3 năm 1975.

Năm 1972 một đoàn đại biểu Iraq tới thăm Moskva. Cùng năm đó các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ cũng được nối lại. Các quan hệ với Jordan và Syria cũng rất tốt. Quân đội Iraq đóng quân ở cả hai nước đó. Trong Cuộc chiến tháng 10 năm 1973, các sư đoàn Iraq đã chiến đấu với các lực lượng Israel.

Nhìn lại, thập kỷ 1970 có thể coi là một thời điểm phát triển cao của Iraq trong lịch sử hiện đại. Một tầng lớp kỹ trị mới, trẻ và sáng suốt điều hành đất nước và kinh tế phát triển nhanh mang lại sự thịnh vượng và ổn định. Nhiều nước Ả Rập coi Iraq là một ví dụ về phát triển. Tuy nhiên, những thập kỷ sau lại không được như vậy.